Dấu hiệu chuyển biến tích cực trên thị trường sắt thép

image 20230630130508 1

Theo VSA, bán hàng thép trong tháng 5 đạt hơn 2,3 triệu tấn, tăng 13,6% so với tháng trước và ngang mức cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là kết quả tốt nhất kể từ đầu năm đến nay.

Nhu cầu tiêu thụ vẫn còn yếu

Sau khoảng thời gian tăng liên tiếp, đà tăng của giá sắt thép thế giới đang có xu hướng chững lại. Theo số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), kết phiên giao dịch ngày 28/6, giá quặng sắt đang dừng ở mức 113,37 USD/tấn, tăng nhẹ 0,71%.

Nửa đầu đầu năm 2023 là khoảng thời gian đầy biến động với thị trường quặng sắt, khi mà giá đã có lúc cán mốc 130 USD/tấn, nhờ vào những kỳ vọng phục hồi của thị trường tiêu thụ số một thế giới – Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó giá quặng sắt giảm trở lại, do triển vọng tiêu thụ bị lu mờ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn.

Theo ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam cho biết: “Trung Quốc chiếm khoảng 70% lượng quặng sắt nhập khẩu của thế giới và sản xuất hơn một nửa lượng thép toàn cầu, điều đó khiến các điều kiện kinh tế của nước này trở thành chìa khóa cho triển vọng ngành sắt thép. Vì thế, sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc đang tạo ra lực cản cho bài toán tiêu thụ của ngành thép”.

Tương tự tại Bắc Mỹ – khu vực tiêu thụ khoảng 7,5% sản lượng thép toàn cầu cũng đang đối diện với áp lực lãi suất cao làm gia tăng nguy cơ suy thoái. Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp gần đây nhất, nhưng lãi suất có thể sẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản trong giai đoạn cuối năm.

Còn tại châu Âu, sau khi tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 6/2023, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã phát đi tín hiệu lãi suất có thể tiếp tục tăng cao. Hiện châu Âu đang chiếm hơn 8% lượng thép tiêu thụ trên thế giới, tuy nhiên nhu cầu thép tại khu vực này dự kiến giảm 1% trong năm 2023, trước khi phục hồi 5,4% vào năm 2024.

Cơ cấu tiêu thụ thép trên thế giới theo khu vực
Cơ cấu tiêu thụ thép trên thế giới theo khu vực

 

Hiệp hội Thép thế giới (WSA) cho rằng nhu cầu thép toàn cầu sẽ bắt đầu phục hồi trong năm 2023 sau khi giảm 3,2% năm 2022. Theo đó, khu vực Đông Á và Đông Nam Á sẽ đóng góp phần lớn tăng trưởng nhu cầu năm 2023, bù đắp cho sự suy yếu ở châu Âu và Mỹ.

Thị trường thép nỗ lực “ngược dòng”

Năm 2022, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thép lớn thứ 13 trên thế giới, chiếm khoảng 3,4% thị phần toàn cầu với nhiều các mặt hàng thép xây dựng, thép ống, thép hộp… Tuy nhiên, nước ta cũng nhập khẩu thép lớn thứ 12 trên thế giới với 5,5% tổng cơ cấu nhập khẩu trên toàn cầu, theo số liệu của WSA.

MXV cho rằng việc giá sắt thép trên thế giới duy trì ở mức thấp sẽ có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam. Được biết, các chủng loại nhập khẩu của nước ta bao gồm thép hợp kim, thép phế liệu, đặc biệt là thép cuộn cán nóng (HRC), nguyên liệu đầu vào cần thiết cho chuỗi sản xuất các sản phẩm thép khác.

Sản lượng tiêu thụ thép trong tháng 5/2023 đạt hơn 2,3 triệu tấn, tăng 13,6% so với tháng 4 và là mức tốt nhất từ đầu năm đến nay
Sản lượng tiêu thụ thép trong tháng 5/2023 đạt hơn 2,3 triệu tấn, tăng 13,6% so với tháng 4 và là mức tốt nhất từ đầu năm đến nay

 

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước đã nhập khẩu khoảng 4,6 triệu tấn sắt thép các loại, giảm 12,4% về lượng và giảm gần 30% về kim ngạch do giá sắt thép trên thế giới hạ nhiệt đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, các nhà sản xuất đã xuất khẩu gần 4,3 triệu tấn sắt thép các loại trong 5 tháng đầu năm, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những khó khăn tại các nền kinh tế nhập khẩu thép hàng đầu của Việt Nam như châu Âu, Mỹ.

VSA cho rằng nhu cầu trong nước yếu nên các nhà máy đã liên tục điều chỉnh giá để tăng tính cạnh tranh. Theo đó, động thái hạ giá bán các mặt hàng thép xây dựng đã phần nào giúp cải thiện tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.

Cụ thể, cả nước sản xuất hơn 2,2 triệu tấn thép thành phẩm trong tháng 5/2023, tăng 2,3% so với tháng trước. Trong khi đó, lượng tiêu thụ ghi nhận hơn 2,3 triệu tấn, tăng 13,6% so với tháng 4 và là mức tốt nhất từ đầu năm đến nay. Điều này cho thấy nhu cầu thị trường dần nhích lên.

Tính chung 5 tháng đầu năm, sản xuất thép của cả nước đạt hơn 11 triệu tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Bán hàng thép các loại đạt 10,4 triệu tấn, giảm 19,3%, trong đó xuất khẩu thép đạt hơn 3,1 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Với những tín hiệu tích cực trên thị trường, ông Phạm Quang Anh kỳ vọng khó khăn của ngành thép sẽ giảm bớt trong giai đoạn cuối năm, đặc biệt là vào quý 4/2023, bởi đây là giai đoạn nhu cầu tăng cao khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy nhanh tiến độ.

Bên cạnh đó, triển vọng đầu tư công vẫn sẽ hỗ trợ nhu cầu thụ sắt thép trong nước. Năm 2023, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công với tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với kế hoạch năm 2022.

Nguồn: cafeland

>>Xem thêm: Tấm lợp – Sandwich panel Phú Sơn – Javta

Công ty TNHH Công nghệ Công nghiệp Phú Sơn sản xuất “Panel, Tấm lợp và Tấm cách nhiệt” mang thương hiệu JAVTA, INNOVA, SUMO. Sản phẩm đã cung cấp ra thị trường được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu trên dây chuyền nhập khẩu tiên tiến, hiện đại và đồng bộ.
Sản phẩm thương hiệu JAVTA gồm:
– Panel PU, PIR, Glasswool, Rockwool, EPS tường trong Javta
– Panel PU, PIR, Glasswool, Rockwool, EPS tường ngoài Javta
– Tấm cách nhiệt Javta
– Tấm lợp PU 2 sóng KLipLock Javta
– Tấm lợp PU, PUR, Glasswool, Rockwool, EPS 5 sóng Javta
– Tấm lợp SeamLock Javta
– Phụ kiện tôn lợp – Phụ kiện Panel PU

Sản phẩm Panel PU - Panel PIR và Tấm lợp PU thương hiệu Javta được chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng tốt, thông số kỹ thuật đầy đủ, cung cấp đúng tiến độ giúp nhà thầu hoàn thành thi công Công trình đúng thời gian dự kiến. Mọi thông tin về sản phẩm và báo giá, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Hotline: 0982.48.63.36
Zalo 24/7
0982486336