Những nguy cơ đối với nhân viên khi làm việc trong phòng sạch

nguy co phong sach 1

Năm 1963, lần đầu tiên tiêu chuẩn phòng sạch được quy định tại Mỹ. Từ đó về sau, tiêu chuẩn này dần được cải tiến, hoàn thiện và trở thành tiêu chuẩn chung cho cả thế giới, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Vì thế đây cũng là cơ hội việc làm đầy tiềm năng cho các lực lượng lao động có trình độ. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra rằng có những nguy cơ gì đối với sức khỏe của bản thân khi làm việc trong môi trường phòng sạch. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giải thích cho điều này nhé!

1. Phòng sạch

1.1 Phòng sạch là gì?

Phòng sạch là một phòng được xây dựng và sử dụng để giảm thiểu sự ra vào và lưu giữ các hạt trong không khí, đồng thời kiểm soát các thông số liên quan khác trong phòng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khi cần thiết. Khi tất cả các yếu tố trong phòng đều được kiểm soát sẽ giúp hạn chế tối đa việc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm chéo của sản phẩm trong quá trình nghiên cứu, sản xuất đảm bảo vô trùng.

1.2 Lịch sử phòng sạch

Việc phát triển phòng sạch hiện đại bắt đầu trong Chiến tranh thế giới thứ hai để cải thiện chất lượng và độ tin cậy của thiết bị được sử dụng trong sản xuất súng, xe tăng và máy bay. Trong thời gian này, các bộ lọc HEPA cũng được phát triển để ngăn các chất gây ô nhiễm phóng xạ, vi khuẩn hoặc hóa học nguy hiểm trong các thí nghiệm phân hạch hạt nhân, cũng như nghiên cứu về chiến tranh hóa học và sinh học.

Ngày nay, hệ thống phòng sạch không chỉ được áp dụng trong lịch vực y tế mà còn phổ biến trên các lĩnh vực dược phẩm, khoa học kỹ thuật, linh kiện điện tử, vật lý…

2. Những nguy cơ làm việc trong phòng sạch

2.1 Nguy cơ làm việc trong phòng sạch

Phòng sạch cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ sạch và độ nhiễm chéo. Điều này giúp hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩn và nhiễm chéo giữa các trang thiết bị, nhân viên và sản phẩm trong quá trình sản xuất. Mỗi lĩnh vực lại có những tiêu chuẩn phòng sạch khác nhau. Các tiêu chuẩn này luôn được kiểm tra, đánh giá, giám sát chặt chẽ bởi các cơ sở sản xuất và các cơ quan chức năng. Giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên sản xuất và chất lượng sản phẩm.

nguy co phong sach 2

Để trả lời cho câu hỏi “Có nguy cơ làm việc trong phòng sạch?” thì các kết quả được báo cáo đều cho thấy hàm lượng bụi và nồng độ các chất độc hại đều nằm trong mức độ cho phép, dưới ngưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào được công bố về vấn đề về những nguy cơ rõ ràng gây ra cho nhân viên phòng sạch.

2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến nhân viên phòng sạch

Dù vậy, một số nhân viên vẫn thắc mắc những nguy cơ mình sẽ phải đối mặt là gì bởi tình trạng sức khỏe của họ bị suy giảm. Điều này có thể do một số nguyên nhân sau:

– Làm việc trong nhà xưởng, nếu công tác thiết kế và bảo trì không được thực hiện đúng, có thể do vấn đề bụi bẩn, oxy trong không khí bị giảm do cách ly, dẫn đến cơ thể người bị thiếu oxy. Toàn thân mặc một bộ đồ vũ trụ quấn chặt lấy cơ thể, làn da hô hấp cũng bị ảnh hưởng, khí cacbonic thở ra hít vào da dẫn đến lỗ chân lông nở to, da đầu bị rụng tóc nghiêm trọng. vấn đề, bởi vì chất bảo quản trong găng tay cũng sẽ Nếu da tay lão hóa, nó nhăn nheo, thậm chí những người nhạy cảm có thể bị bong tróc.

– Nhiệt độ làm việc trong phòng sạch thường nằm trong khoảng 20 – 25oC. Nhiệt độ này thường chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài. Đôi khi vào những ngày hè nắng nóng, sự chênh lệch nhiệt độ có thể lên đến 8 – 12oC. Trong môi trường chênh lệch nhiệt độ, những tác động đến thân nhiệt của con người là không thể tránh khỏi có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu…

– Một điều khác tác động đáng kể đến sức khỏe nhân viên sản xuất chính là tư thế làm việc và cường độ công việc. Đặc thù của một số quy trình sản xuất đỏi hỏi công nhân thực hiện lặp đi lặp lại một số thao tác nhất định trong thời gian dài. Một chuỗi các thao tác đơn điệu lặp đi lặp lại khiến người nhân viên phải tập trung cao độ, thao tác nhanh chóng, chính xác dẫn đến những căng thẳng, áp lực trong quá trình làm việc. Lâu dẫn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và chất lượng sản phẩm.

– Các cơ sở sản xuất do có sự không hợp lý trong các tổ chức, quản lý lao động. Chưa quan tâm đến đời sống, tâm sinh lý của nhân viên, tạo áp lực không đáng có cũng dẫn đến những vấn đề về sức khỏe.

– Bản thân người lao động có những chứng bệnh về đau xương khớp, đau đầu, stress, mất ngủ… hoặc giờ giấc sinh hoạt không khoa học cũng sẽ dẫn đến sức khỏe giảm sút, đạt hiệu quả công việc không cao.

3. Những lưu ý khi bước vào phòng sạch

Bên cạnh những nguyên nhân trên, một nguyên nhân khác không thể bỏ qua là sự bất cẩn của các nhân viên không trang bị đầy đủ cho bản thân trước khi bước vào phòng sạch.
Trước khi bước vào phòng sạch cần đảm bảo những yêu cầu tối thiểu sau đây:

nguy co phong sach 3

3.1 Che kín tóc

Với mỗi người, việc rụng tóc trong quá trình vận động và làm việc là rất khó tránh khỏi. Tóc rụng xuống sàn dễ dàng là nơi trú ngụ của vi khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bởi vậy sử dụng mũ trùm đầu và khẩu trang được khử trùng là cần thiết để ngăn chặn tóc rơi rụng và các dịch tiết khác từ cơ thể.

3.2 Bảo vệ mắt

Nhân viên phòng sạch cần đeo kính bảo hộ để bảo vệ đôi mắt. Nhiều nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất cũng có thể gây nguy hiểm cho đôi mắt. Do đó, không nên tháo bỏ kính bảo hộ trong quá trình tham gia sản xuất.

3.3 Đeo găng tay

Để hạn chế tối đa những độc hại có thể xảy ra trong phòng sạch thì găng tay là vật dụng bảo hộ không thể thiếu. Tay là phần cơ thể sẽ trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm nên việc đeo găng tay trong phòng sạch luôn được yêu cầu. Găng tay cần được đựng trong hộp nhựa đã được khử trùng. Tùy từng lĩnh vực sản xuất, hóa chất và dung môi tiếp xúc mà găng tay được làm từ các nguyên liệu khác nhau, đảm bảo chúng sẽ không phản ứng hoặc bị phân hủy bởi các hợp chất trên.

3.4 Mặc quần áo bảo hộ

Cơ thể của bạn cũng cần cách ly hoàn toàn với các dụng cụ, thiết bị trong phòng sạch nhờ bộ trang phục bảo hộ. Bộ trang phục này bao gồm cả lớp bọc cho đôi giày sẽ ngăn chặn lớp da, vẩy hay những hạt bụi nhỏ từ cơ thể phát tán ra môi trường gây nhiễm khuẩn và nhiễm chéo.

3.5 Mang giày

Một điều nữa không thể thiếu khi vào phòng sạch là đôi giày. Mang giày được thiết kế riêng để vận động trong phòng sạch sẽ giúp nhân viên di chuyển dễ dàng khi thực hiện các thao tác và không mang vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài vào.
Những điều trên đã giải đáp phần nào thắc mắc về nguy cơ làm việc trong phòng sạch?. Những thông tin về phòng sạch độc hại là không có căn cứ khi các nhân viên phòng sạch thực hiện đúng các yêu cầu khi bước vào phòng sạch.

Xem thêm: Trang phục phòng sạch: Những quy định cần phải biết

Hotline: 0866.98.93.99
Chat zalo 24/7

Sản phẩm Panel PU - Panel PIR và Tấm lợp PU thương hiệu Javta được chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng tốt, thông số kỹ thuật đầy đủ, cung cấp đúng tiến độ giúp nhà thầu hoàn thành thi công Công trình đúng thời gian dự kiến. Mọi thông tin về sản phẩm và báo giá, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Hotline: 0866.98.93.99
Chat zalo 24/7
0866989399